Cách đặt tên ổ đĩa và cấu trúc thư mục của Linux

Chia sẻ:

Trong bài viết này mình sẽ trình bày cách Linux đặt tên cho các thiết bị như:

  • Ổ đĩa cứng SCSI (là ổ đĩa mình cài hệ điều hành vào đó).
  • Ổ đĩa CD/DVD.

Và cấu trúc thư mục của hệ điều hành Linux. Đây là những kiến thức cơ bản sau này sẽ giúp ích rất nhiều. Vì đa phần chúng ta đều quen thuộc với hệ điều hành Windows nên trong bài viết này mình sẽ so sánh giữa hai bên cho bạn dễ hiểu.

Cách đặt tên ổ đĩa.

Linux đặt tên cho các thiết bị như sau:

  • Đĩa cứng SCSI thứ nhất có tên /dev/sda. # Trong Windows là Disk 0.
  • Đĩa cứng SCSI thứ hai có tên là /dev/sdb. # Trong Windows là Disk 1
  • Đĩa CD-ROM SCSI thứ nhất có tên /dev/scd0 (hoặc /dev/sr0). # Trong Windows là CD/DVD-Rom 0.

Khi bạn phân vùng đĩa cứng thứ nhất /dev/sda thành các phân vùng nhỏ hơn để cài đặt Linux. Phân vùng đầu tiên sẽ là /dev/sda1, phân vùng thứ hai là /dev/sda2. Trong khi Windows thì đánh dấu bằng chữ cái ví dụ: ổ C:, ổ D: 

Đối với khi cài đặt Windows thì đa phần người dùng chỉ tạo 2 phân vùng là ổ C: để chứa hệ điều hành và ổ D: để chứa dữ liệu cá nhân. Đối với Linux tuỳ theo mục đích sử dụng cho cá nhân hay cho server thì có những cách chia phân vùng khác nhau. Đơn giản nhất thì người dùng Linux cho máy tính cá nhân sẽ tạo phân vùng kiểu này:

  • /dev/sda1 – mount vào thư mục /boot (chứa các file khởi động hệ thống) cho nó dung lượng khoảng 500MB.
  • /dev/sda2 – tạo phân vùng swap thường là gấp đôi dung lượng ram nếu ram của bạn từ 4GB trở xuống.
  • /dev/sda3 – mount vào thư mục / (thư mục gốc của hệ thống).

Bạn hoàn toàn có thể tạo thêm phân vùng /dev/sda4 và mount nó vào thư mục /home để chứa dữ liệu cá nhân tại đây. Đề phòng trường hợp cần cài đặt lại hệ thống sẽ mất dữ liệu.

Cấu trúc thư mục của Linux.

Linux tổ chức các thư mục hệ thống theo sơ đồ cây rẽ nhánh như hình dưới đây.

Linux File System
Linux File System

1. / (đọc là Root hoặc gốc): Đây là nơi bắt đầu của tất cả các file và thư mục. Chỉ có root user mới có quyền ghi trong thư mục này.

2. /bin: Thư mục này chứa các chương trình thực thi. Các chương trình chung của Linux được sử dụng bởi tất cả người dùng được lưu ở đây.

3. /sbin: Cũng giống như /bin/sbin cũng chứa các chương trình thực thi, nhưng chúng là những chương trình của admin, dành cho việc bảo trì hệ thống.

4. /etc: Thư mục này chứa các file cấu hình của các chương trình, đồng thời nó còn chứa các shell script dùng để khởi động hoặc tắt các chương trình khác.

5. /dev: Các phân vùng ổ cứng, thiết bị ngoại vi như USB, ổ đĩa cắm ngoài, hay bất cứ thiết bị nào gắn kèm vào hệ thống đều được lưu ở đây. Ví dụ: /dev/sdb1 là tên của USB bạn vừa cắm vào máy, để mở được USB này bạn cần sử dụng lệnh mount với quyền root: # mount /dev/sdb1 /tmp

6. /tmp: Thư mục này chứa các file tạm thời được tạo bởi hệ thống và các người dùng. Các file lưu trong thư mục này sẽ bị xóa khi hệ thống khởi động lại.

7. /proc: Thông tin về các tiến trình đang chạy sẽ được lưu trong /proc dưới dạng một hệ thống file thư mục mô phỏng. Ví dụ: thư mục con /proc/{pid} chứa các thông tin về tiến trình có ID là pid (pid ~ process ID). Ngoài ra đây cũng là nơi lưu thông tin về về các tài nguyên đang sử dụng của hệ thống như: /proc/version/proc/uptime

8. /var: Thông tin về các biến của hệ thống được lưu trong thư mục này. Như thông tin về log file: /var/log, các gói và cơ sở dữ liệu /var/lib

9. /usr: Chứa các thư viện, file thực thi, tài liệu hướng dẫn và mã nguồn cho chương trình chạy ở level 2 của hệ thống. Trong đó:

  • /usr/bin chứa các file thực thi của người dùng như: at, awk, cc, less… Nếu bạn không tìm thấy chúng trong /bin hãy tìm trong /usr/bin.
  • /usr/sbin chứa các file thực thi của hệ thống dưới quyền của admin như: atd, cron, sshd… Nếu bạn không tìm thấy chúng trong /sbin thì hãy tìm trong thư mục này.
  • /usr/lib chứa các thư viện cho các chương trình trong /usr/bin và /usr/sbin.
  • /usr/local chứa các chương trình của người dùng được compile từ mã nguồn. Ví dụ như bạn compile apache từ mã nguồn, nó sẽ được lưu dưới /usr/local/apache2

10. /home: Thư mục này chứa tất cả các file cá nhân của từng người dùng. Ví dụ: /home/echip, /home/hoang

11. /boot: Tất cả các file yêu cầu khi khởi động như initrd, vmlinux. grub được lưu tại đây.

12. /lib: Chứa các thư viện hỗ trợ cho các file thực thi trong /bin và /sbin. Các thư viện này thường có tên bắt đầu bằng ld* hoặc lib*.so.*.

13. /opt: Tên thư mục này nghĩa là optional (tùy chọn), nó chứa các ứng dụng thêm vào từ các nhà cung cấp độc lập khác. Các ứng dụng này có thể được cài ở /opt hoặc một thư mục con của /opt.

14. /mnt: Đây là thư mục tạm để mount các file hệ thống.

15. /media: Thư mục tạm này chứa các thiết bị như CdRom /media/cdrom.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *